Ông Tổ Máy May - Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Trình Máy May
Có bao giờ bạn tự hỏi ngành may có ông tổ, có ngày giỗ tổ ngành may. Vậy máy may thì do ai phát mình ra, phải chăng mọi sự phát triển đều có nguồn gốc, quá trình và kết quả như ngày hôm nay!
Ngày nay, may mặc là một phần không thể thiếu đối với đời sống của con người chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu ấy, người ta không ngừng nghĩ đến việc sáng chế ra một chiếc máy để may quần áo và cải tiến chúng để có công suất hiệu quả nhất. Vậy thì ai là người đã có công phát minh ra cái máy hữu dụng này? Và lịch sử sáng chế lắm gian truân của chiếc máy may này như thế nào ?
1. Lịch sử ra đời của chiếc máy may (máy khâu)
Từ thời kì đồ đá, để kết nối các mảnh vải với nhau phương pháp duy nhất là may tay (khâu tay) và từ đó trở về sau khâu tay đã trở thành một hình thức nghệ thuật đã tồn tại hơn 20.000 năm tuổi. Ban đầu, người ta sáng chế ra những chiếc kim bằng sừng hay xương động vật và các sợi chỉ ban đầu được làm bằng gân đông vật để khâu 2 mảnh vải thành những bộ áo quần thô sơ.
Những tác phẩm quần áo tuyệt đẹp dần được ra đời bởi những người thợ may tỉ mĩ và khéo léo tuy nhiên năng suất của việc may tay không cao, và những sản phẩm công phu đó có giá thành vô cùng đắt đỏ. Sau đó dân số dần bùng nổ, cùng với xã hội ngày càng phát triên đòi hỏi phải có một phương pháp để kết nổi các mảnh vải một cách nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những phát minh ấy kéo dài ra hàng trăm năm:
– Câu chuyện bắt đầu từ năm 1755 tại London. Một người Đức tên là Charles Fredrick Wiesenthal chế tạo chiếc kim đầu tiên dành cho máy khâu và đã nhận bằng sáng chế tại Anh cho phát minh về ngành may cơ khí này. Ông được cấp bằng sáng chế cho một cây kim, cây kim này được thiết kế và sử dụng cho một cái máy. Tuy nhiên, sáng chế này đã thất bại vì không ai biết chiếc kim đã được sử dụng cho loại máy nào.
– Vì mãi đến năm 1790, chiếc máy khâu đầu tiên của nhân loại mới ra đời. Một công dân người Anh tên Thomas Saint, cũng là người làm nội thất tại London đã chế tạo là một chiếc máy bấm lỗ. Bản vẽ mô tả một cái dùi để đục lỗ qua miếng da và một cây kim đâm xuyên qua lỗ đó. Nhờ có những lỗ này, người thợ may có thể xuyên chỉ qua khâu đính vải, da dễ dàng. Nhiều người cho rằng sản phẩm của Saint đã đặt nền tảng cho nhiều loại máy khâu cải tiến sau này, nếu không có lẽ giờ này con người vẫn đang may tay.
– Vào năm 1873, nhờ nền tảng sáng chế của Thomas Saint, một người tiên phong trong ngành may của Anh, tên là Newton Wilson đã xây dựng được một mô hình máy may đã hoạt động được với một số chi tiết thay đổi và bổ sung.
– Kế tiếp đó là hàng loạt phát minh không thành công và quên lãng dần theo thời gian: năm 1804 phát minh máy may mô phỏng theo cách may tay của 2 người Pháp Thomas Stone và James Henderson, máy thêu với nhiều mũi kim của Scott John Duncan, Baltasar Krems phát minh ra một máy may mũ (cái mũ, cái nón) tự động.
– Vào đầu thế kỷ 19 Madersperger, một người thợ may Australia đã chế tạo hàng loạt máy khâu, mỗi chiếc thực hiện một thao tác khác nhau. Ông nhận được bằng sáng chế cho nỗ lực của mình. Sau khi nhận được bằng, ông vẫn không ngừng làm việc và đã đầu tư tất cả tài sản và cả cuộc đời của mình để chế tạo những chiếc máy khác tiện dụng hơn tuy nhiên ông đã không thoát khỏi sai lầm đi theo lối mòn là cố gắng mô phỏng chuyển động cánh tay của cô gái may tay. Chẳng bao lâu sau đó, Josef chết vì bệnh và nghèo đói.
– Vào năm 1818, hai người Mỹ tên là John Adam Doge và John Knowles chế tạo ra một chiếc máy khâu có thể thực hiện được những đường may ngắn. Năm 1826 Henry Lye của Philadelphia, PA cũng sáng chế ra một chiếc máy may khá hoàn thiện nhưng không may thay lửa đã phá hủy văn phòng bằng sáng chế và phát minh của họ.
– Nhân vật nổi bật trong những người chế tạo ra máy khâu là Barthelemy Thimonnier, người được chính phủ Pháp trao bằng sáng chế vào năm 1830. Chiếc máy khâu của Thimonnier phần lớn được làm bằng gỗ nhưng cho phép người thợ may có thể thực hiện nhiều thao tác, sử dụng chỉ có một sợi chỉ và cây kim thực hiện được các chuỗi tương tự như thêu tay. Không giống như những người đã chế tạo ra máy khâu trước đây, Thimonnier thích làm ăn lớn hơn, ông đã thuyết phục quân đội Pháp thành lập xưởng may chuyên may quân phục, ông có trong tay hơn 80 chiếc máy khâu trong khoảng 10 năm phục vụ trong quân đội.
Cơ sở của ông ngày càng phát triển và tạo được tiếng vang lớn trong ngành may. Việc này đã hất đổ chén cơm của giới thợ may tại Paris, họ lo sợ rằng nếu Thimonnier quá thành công, họ sẽ thất nghiệp. Chính vì vậy, vào một đêm tối, một toán thợ may ở Paris đã kéo đến xưởng may của Thimonnier, đập phá tan tành mọi tài sản ở đây. Thimonnier đã may mắn trốn thoát nhờ vào sự giúp đỡ của quân đội Pháp.
Sau một khoảng thời gian, Thimonnier thành lập lại xưởng may khác, và ổn định dần dần gây dựng lại sự nghiệp nhưng lại bị nhóm thợ may lại đến quậy phá. Lần này không may cho ông do trong nước có nhiều biến loạn về chính trị, nên quân đội không còn quan tâm tới Thimonnier nữa. Ông bất lực đành mang theo một chiếc máy khâu nguyên vẹn trốn sang Anh.
Thimonnier là người đầu tiên đưa máy khâu vào ứng dụng sản xuất với quy mô lớn và là người chủ xưởng may quân đội đầu tiên trên thế giới. Sau này ở Anh, Thimonnier còn chế tạo máy khâu với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, dù đã cố gắng nỗ lực bằng nhiều cách, Thimonnier vẫn có cuộc sống cuối đời vô cùng nghèo khổ và chết trong một ngôi nhà tồi tàn ở Amplepuis.
-Năm 1933, chiếc máy khâu đầu tiên chạy bằng hơi nước cho phép người thợ may không phải qua các công đoạn may tay ra đời. Đây là tác phẩm của một người Mỹ tên Walter Hunt. Tương truyền rằng, Walter đã chế tạo ra chiếc máy này vài năm trước khi nó được đưa vào ứng dụng, vì ông không sao tìm ra chiếc kim thích hợp, tất cả chiếc kim đưa vào máy đều bị gãy. Một hôm, Walter mơ thấy mình đi lạc vào một khu rừng, bị thổ dân da đỏ bắt và bị trói chặt, và nhìn thấy tên đó giơ cao chiếc giáo trên tay. Walter bừng tỉnh, vùng dậy và ông chợt hiểu ra chiếc kim khâu phải có hình dáng giống như chiếc giáo của người thổ dân da đỏ trong mơ. Nhiều người tôn vinh Walter là ông tổ của những máy khâu hiện đại.
– Vào năm 1846, bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ đã được cấp cho Elias Howe về một quy trình sử dụng sợi chỉ từ hai nguồn khác nhau. Máy may của Elias Howe đã có một cây kim với một mắt ở đầu. Mũi kim được đẩy đi xuyên qua vải và tạo ra một vòng ở phía đầu bên kia; tiếp theo một con thoi phía trên sẽ trượt sợi chỉ thứ hai xuyên qua cái vòng, tạo ra cái được gọi là mũi thắt móc.
Năm 1985, khi công bố nó, anh không ngần ngại chi thêm tiền cho các cuộc quảng cáo, triển lãm. Nhưng vào thời điểm đó, người Mỹ chưa thực sự quan tâm đến may khâu nên Howe đã không bán được chiếc nào cả. Thất vọng và mắc nợ, Howe gửi đến cho anh trai mình là Amasa đang sống ở Anh một chiếc máy khâu, hy vọng bên kia bờ Đại Tây Dương, nó sẽ được chú ý nhiều hơn.
Amasa đã tìm được cho em thị trường béo bở ở Anh, ngoài ra còn thu hút được sự chú ý của một ông chủ hãng may đồ lót tên là William Thomas nổi tiếng. Người này hứa dẫn đường cho Howe sang Anh để phát triển sự nghiệp.
Tuy nhiên, sự hợp tác này đã không thuận buồm xuôi gió nên vài năm sau, Howe bỏ về Mỹ. Về đến Mỹ, Howe ngạc nhiên vì thị trường máy khâu ở đây đã hết sức rầm rộ. Các hãng máy may lớn có đến hàng chục, trong đó nổi bật nhất là Singer. Kiểu dáng tất cả máy khâu của các hãng này đều lặp lại theo mô hình máy khâu của Howe.
Vì ông quá bức xúc nên những cuộc kiện tụng xảy ra và kéo dài đến khi các hãng may lớn gồm Wheeler & Wilson, Grover & Baker liên kết kinh doanh, trên phương thức hùn vốn và bảo vệ sản phẩm độc quyền của mình.
Tuy Singer không có công chế tạo máy khâu nhưng lại có công đưa máy khâu vào thị trường và biến chúng thành những sản phẩm không thể thiếu được đối với cuộc sống con người. Chính vì thế, Singer và Howe sống một cuộc sống giàu có cho đến cuối đời.
-Mặc dù Singer được cho rằng không có những phát minh lớn đáng chú ý và đã bị cáo buộc sao chép mọi thứ, thế nhưng nhờ những cải tiến kết hợp tính năng mà ông đưa ra thị trường đã thật sự tạo nên một chiếc máy mà cơ chế sử dụng tới tận ngày nay.
2. Sự phát triển của chiếc máy may (máy khâu)
Ngày nay, ngành công nghiệp may mặc bị tác động mạnh mẽ bởi dòng phát triển hiện đại và đã có sự thay đổi chóng mặt từ thủ công sang công nghiệp.
Với hàng loại sự cải tiến, đã xuất hiện với những sản phẩm với tính năng hiện đại như, máy may tự động, máy may điện tử v.v.càng đa dạng, phong phú kể cả chủng loại và chất lượng.
1.1. Máy may công nghiệp
Máy may công nghiệp 1 kim có một công dụng duy nhất đó là may đường thẳng
1.2. Máy may gia đình
Máy may gia đình: có các đường may thẳng, đường may zíc zắc, may thêu trang trí, đường may giả vắt sổ, thùa khuyết…
1.3. Máy may bán công nghiệp
May đường thẳng, máy khỏe ngang với dòng máy may công nghiệp, nhỏ gọn
1.4. Máy vắt sổ
Máy vắt sổ: có 2 loại là máy vắt sổ bán công nghiệp và máy vắt sổ công nghiệp
a. Máy vắt sổ bán công nghiệp: là máy vắt sổ mép vải để tránh tưa vải khi may, máy vắt sổ này 2 kim và 3 chỉ
b. Máy vắt sổ công nghiệp: là máy vắt sổ mép vải để tránh tưa vải khi may, máy vắt sổ này 2 kim 4 chỉ
1.5. Máy giáp quần áo
giáp 2 mảnh vải lại với nhau mà không bị tuột, người ta thường giáp những bộ đồ chất liệu vải cotton co dãn
1.6. Máy cào: để may vải da hoặc những chất liệu vải dày mà máy 1 kim không may được.
1.7. Máy may công nghiệp điện tử: Là loại máy may 1 kim, máy may đường thẳng có chức năng lại mũi và cắt chỉ tự động.
1.8. Máy may và thêu: vừa may vừa thêu
Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thêm thông tin về lịch sử và sự phát triển của máy may (máy khâu).