Lưu ý khi mua & sử dụng máy đính nút(đóng nút) quần áo
1. Máy đính cúc là gì?
Như tên gọi của nó thì đây là một loại máy may công dụng chính là giúp gắn các chi tiết lên sản phẩm may như các loại cúc, móc hay đai…
Đường may phổ biến của các loại máy đính nút quần áolà đường may móc xích đơn do một chỉ của một kim tạo ra những đường móc xích và chúng tự khóa lấy nhau ở dưới lớp nguyên liệu và tạo thành đường may.
Các chi tiết cài khóa thì được đính lên sản phẩm may bằng đường may móc xích đơn
Dựa vào hình dạng và yêu cầu sử dụng của sản phẩm các loại cúc sẽ được đính với số mũi đính, kiểu đính và trên các máy đính cũng không giống nhau.
2. Một số máy đính nút quần áo chính hãng thường gặp
Trên thị trường có rất nhiều loại máy đính nút đa dạng khác nhau bài viết cung cấp thông tin cơ bản cho bạn về một số loại máy như sau:
- Máy đính nút điện tử Kingtex GLK-1903 : Loại máy này cho bạn chọn lựa thiết kế kiểu nút một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra máy có tính năng đặc biệt là cấp nút tự động nhanh chóng giúp cho bạn hạn chế việc bể nút, gãy kim, tăng thời gian hoạt động của máy.
- Máy đính nút MB-1377: Đây là loại máy dùng để đính các loại nút có chân, nút bọc, nút đồng, nút đính kết hợp được trang bị chuẩn cơ cấu gút chống tuột chỉ ở mũi may cuối làm cho đính nút đẹp hơn và chắc hơn.
- Máy đính cúc Mitsuyin MY-8575: Loại máy này sử dụng 1 kim và là máy đính nút dạng cơ, cam thẳng, có motor rời dùng trong việc đính các loại nút có số lỗ là 8/16/32, chỉ sử dụng được cho vải mỏng và trung bình thôi.
- Máy đính nút Hikari HB-373: Cũng giống như máy mitsuyin loại máy đính nút này vẫn là máy một kim, máy đính nút cơ, cam thăng, loại motor rời, sử dụng cho loại vải trung bình nhưng phải bơm dầu bằng tay.
- Thương hiệu máy đính cúc Brother BE348F: Máy đính nút điện tử: Brother BE-438F tạo ra những mũi may thắt nút với ô đĩa trực tiếp và được thiết kế ra để may các nút phẳng (2, 3 và 4 lỗ), và những nút có chân.
3. Tác dụng và tính năng của máy đính cúc chất lượng
Các loại nút dùng để đính cúc gồm có nút phẳng 2 lỗ, 4 lỗ hoặc nút có chân. Nút này được đính sát với nguyên liệu hoặc hở. Và các nguyên liệu may này được liên kết với nút bằng một chỉ(dạng mũi may mắc xích đơn) hoặc 2 chỉ( dạng mũi may thắt nút).
- Máy một chỉ là loại máy dùng một chỉ nên chỉ sẽ không bị giới hạn, bộ tạo mũi của nó đơn giản và chiếm rất ít không gian nhưng độ bền của nó lại kém và rất dễ gây tuột chỉ.Ví dụ:Juki MB 1373, Hikari HB-373, Juki LK-1903A/BR35,…
- Máy 2 chỉ thì ngược lại so với máy đính nút 1 chỉ bởi mũi may của máy 2 chỉ rất bền chặt và khó gây tuột chỉ nhưng máy tạo mũi may thắt nút nên bộ tạo mũi cũng phức tạp chiếm nhiều không gian chỉ dưới bị giới hạn bởi thoi suốt.
5. Quy trình sử dụng máy đính nút
– Cúc phẳng hai lỗ và bốn lỗ: Kim đâm xuống vị trí thứ nhất của cúc rồi rút lên sau đó đâm xuống vị trí thứ hai của lỗ cúc, cứ lần lượt như vậy cho đến đủ số lượng mũi may cần thiết. Với các loại cúc hai lỗ: sau khi đính đủ số mũi chồng khít lên nhau, kim lên xuống tại một lỗ của cúc hai hoặc ba lần tạo mũi khóa để tránh tuột chỉ. Với cúc bốn lỗ, sau khi đính đủ số mũi hai lỗ khuyết đầu vật liệu và cúc được bàn kẹp đẩy về phía công nhân và thực hiện đính hai lỗ tiếp theo, sau đó thực hiện mũi khóa. Thực hiện xong cúc và vật liệu được đưa về vị trí ban đầu và kết thúc.
– Cúc có chân: Quá trình đính cúc có chân giống như đính cúc phẳng hai lỗ, ở đây phải sử dụng bộ gá chuyên dụng, bộ gá này không giống so với bàn kẹp cúc. Cúc được đặt nằm nghiêng trên NLM đầy tiên kim đâm xuống và rút lên tại chân cúc, mũi tiếp theo đâm xuống và rút lên ở sát thành ngoài chân cúc tạo nên mũi chỉ liên kết với vật liệu. Cứ liên tiếp như vậy kim thực hiện đủ số mũi quy định. Chuyển động may của kim và móc tạo nên mũi may móc xích đơn .
6. Sử dụng và bảo dưỡng
- Cách sử dụng:
Đối với việc sử dụng thì cho dù là loại máy nào thì cũng đều phải được sử dụng một cách cẩn thận kèm theo đó có những lưu ý sau
– Sử dụng máy đóng nút đúng thao tác hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đây là yêu cầu tối thiểu khi sử dụng máy, và với bất kỳ những loại máy nào thì khi mua cũng đều có tờ hướng dẫn sử dụng riêng, hãy đọc kỹ trước khi bắt tay vào sử dụng nhé.
– Bước kiểm tra thứ hai rất quan trọng khi đính cúc bởi nó sẽ đảm bảo cho độ bền của kim may không làm kim bị gãy, đó là trước khi đính cúc vào sản phẩm thật thì cần kiểm tra mũi đính cúc trên mọi loại vật liệu cũng như độ dày của vật liệu, hay đặt cúc cần đúng bị trí lỗ, tránh chệch lỗ và làm gãy kim.
- Bảo dưỡng:
Bảo dưỡng máy đính cúc rất đơn giản bởi nó yêu cầu sự cẩn thận tỉ mỉ của người sử dụng, một số lưu ý cần thiết khi bảo dưỡng máy đính cúc gồm:
-Tắt máy trước khi ra khỏi máy.
-Sau mỗi ca làm việc cần lau sạch sẽ máy. Cũng như chẹ đậy máy lại khi không cần sử dụng tới
-Đặc biệt khi máy có sự cố không tự ý mở máy ra sửa.
7. Hư hỏng và cách khắc phục
- Gãy kim: hãy thay kim mới bằng cách điều chỉnh đưa con trượt 41 lại gần tâm quay của trục cần lắc 39…
- Khi cút bị vỡ: cần giảm sức ép chân vịt và tốc độ của máy…
- Dầu bị văng ra ngoài sản phẩm: Nên châm dầu với lượng vừa đủ
- Chỉ đính nút vào sản phẩm không đêu,bị rồi, bị đứt chỉ: Phải giảm sức căng của chỉ,chỉnh kim đúng hướng,thay kim khi kim bị cong,cùn hoặc sướt,sửa chữa đường dẫn chỉ, làm trơn đường dẫn chỉ…
- Máy không vận hành khi cắm điện: lúc này cần kiểm tra lại dây điện, mô tơ…
- Nút đính vào sản phẩm không chặt, sai vị trí: Tăng độ nén của lò xo nên hàm kẹp cúc…
- Bàn kẹp nút dao động lắc ngang không hoạt động: Nên siết chặt các ốc trục nối giữa cam đây dọc và cam đầy ngang…
Kết lại, bài viết muốn cung cấp cho bạn đầy đủ hơn những thông tin về máy đính nút để bạn có thể lựa chọn thật chính xác cho mình loại cúc đính mà bạn mong muốn, hơn thế nữa bạn cũng biết được loại máy nào phù hợp với nhu cầu của xí nghiệp mình. Nếu bạn muốn lựa chọn một sản phẩm máy đính cúc chính hãng hay máy đính cúc chất lượng thì hãy liên hệ ngày với Thế Giới Máy May Công Nghiệp để tham khảo thêm nhé!